Giảng viên đại học thu nhập vài... ngàn "đô"
Sau một thời gian thực hiện tự chủ, thu nhập của giảng viên nhiều trường đại học tăng... chóng mặt. Qua thời giảng viên mức lương èo ọt không đủ sống, sau khi tự chủ, giảng viên hàng loạt trường đạ…
Sau một thời gian thực hiện tự chủ, thu nhập của giảng viên nhiều trường đại học tăng... chóng mặt.
Qua thời giảng viên mức lương èo ọt không đủ sống, sau khi tự chủ, giảng viên hàng loạt trường đại học tăng chóng mặt lên cả ngàn "đô", mức vài ngàn "đô" cũng không còn là của hiếm.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là một trong những trường "mạnh tay" trong việc thu hút nhân lực. Thu nhập của giảng viên nơi đây trong những năm qua không ngừng tăng.
Năm 2019, chỉ sau 3 năm thực hiện tự chủ, thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tại trường đã tăng 150%. Thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tăng từ 15 triệu/tháng lên 22 triệu/tháng.
Thu nhập bình quân của phó giáo sư là 63 triệu đồng/tháng, tiến sĩ là 33 triệu đồng/tháng, có người còn đạt tới mức 100 - 200 triệu đồng/tháng. Từ đó đến nay, thu nhập của giảng viên, nhân viên tại trường vẫn không ngừng tăng, mới nhất tăng thêm 2 - 3 triệu đồng/người tùy vị trí, chức danh, thâm niên.
Mức thu nhập cụ thể, theo ông PGS.TS Lê Hiếu Giang, Phó hiệu trưởng phụ trách cho rằng rất khó nói vì không có con số cụ thể mà tùy thuộc vào lương, giảng dạy, thu nhập vượt giờ, nghiên cứu khoa học, bài báo, thưởng... Nhà trường có thể thưởng cả trăm triệu đồng cho một bài báo.
Tuy nhiên, phụ trách trường cũng chia sẻ thực tế nhiều giảng viên vẫn ra đi vì có những trường trả mức thu nhập cao hơn.
Thu nhập của giảng viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đến nay cũng chạm ngưỡng ngàn "đô".
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, hiệu trưởng nhà trường thông tin, thu nhập bình quân tại trường tăng 5-10% hàng năm. Hiện nay, thu nhập bình quân hàng tháng của giảng viên tại trường ở mức 21 triệu đồng/người .
Theo thông báo tuyển dụng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH), mức thu nhập khởi điểm tham khảo của trường từ 20 - 55 triệu tùy trình độ từ thạc sĩ đến giáo sư. Từ năm thứ 3 làm việc trở đi, mức thu nhập tăng 30 - 70 triệu đồng. Mức thu nhập tham khảo bao gồm lương nhà nước, thu nhập của trường, phụ cấp, phúc lợi, thưởng Tết, thù lao từ hoạt động giảng dạy/nghiên cứu, tính bình quân theo tháng.
Đối với ứng viên trúng tuyển có trình độ tiến sĩ, tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín, cam kết hợp đồng làm việc lâu dài với UEH (tối thiểu 12 năm kể từ thời điểm được công nhận hoàn thành tập sự) sẽ được nhận mức tài trợ ban đầu là 100 triệu đồng.
Theo lãnh đạo một số trường, khi tự chủ đại học, ngân sách giảm nhưng bù lại trường được tăng học phí. Trên cơ sở đó, họ có điều để đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ, giảng viên.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT tại hội nghị tự chủ đại học 2022 mới đây cho thấy từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng, thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh.
Thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Giảng viên thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu đồng trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ.
Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.
Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021.
Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; Giảng viên có thu nhập thu nhập trên 300 triệu/năm trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ.
Biểu đồ thống kê thu nhập trung bình của giảng viên/năm cũng chỉ ra có trường mức thu nhập từ 60 triệu đồng/năm tăng lên 400 triệu đồng/năm chỉ trong 3 năm (2018-2021).
Đến nay, cả nước có 5 trường đại học đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm gồm các trường ĐH FPT, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Văn Lang, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM.
Top 10 trường có tổng doanh thu cao nhất còn có Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM).
Theo Dân Trí
Bạn cảm thấy bài viết thế nào?
Giảng viên đại học thu nhập vài... ngàn "đô"
Bài viết liên quan
Admin
Journalist / FounderChúng tôi là người sáng lập ChienDaHongHot chúng tôi có chung một đam mê với Mạng xã hội, đam mê Code và yêu thích Máy tính...