Phát biểu diều hâu của Chủ tịch Fed châm ngòi cho đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang. Tại Hội nghị chuyên đề Jack…
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang.
Tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole hôm thứ Sáu (26/8), ông Jemore Powell, Chủ tịch Fed đã chấm dứt mọi hy vọng rằng Fed sẽ sớm lùi bước khỏi việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ bất cứ lúc nào, khi ông tái khẳng định cam kết “vô điều kiện” trong việc giải quyết lạm phát cao.
Brian Kennedy, nhà quản lý danh mục đầu tư của Loomis Sayles cho biết: “Lý thuyết về trục xoay chiều ôn hòa đã bị bóp nghẹt. Điều này là xác nhận thêm rằng, Fed không tin rằng lạm phát đang quay đầu và quay trở lại mức 2%”.
Bài phát biểu của ông Powell đã châm ngòi cho một đợt bán tháo cổ phiếu vào ngày 26/8 với chỉ số S&P 500 giảm gần 3,4% - mức giảm mạnh nhất kể từ đợt giảm giá tháng 6 vì hy vọng rằng Fed có thể nới lỏng lập trường của mình khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đã tan tành. Dow Jones cũng giảm hơn 3%, còn chỉ số Nasdaq thậm chí còn mất gần 4%.
Mức giảm từ đầu năm tới nay của các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ |
Các nhà giao dịch trên thị trường tương lai cũng thay đổi kỳ vọng. Trong khi vẫn kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất lên từ 3,75% đến 4% trong nửa đầu năm tới, các nhà giao dịch đã bắt đầu quay lại kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2023 và vào năm 2024 như trước đây.
Bob Michele, Trưởng bộ phận hàng hóa, tiền tệ và thu nhập cố định toàn cầu của JPMorgan Asset Management cho biết: “Không thể rõ ràng hơn rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán cho đến khi lạm phát rõ ràng đạt đỉnh. Việc tưởng tượng rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất một vài tháng sau lần tăng lãi suất mới đây là vô nghĩa”.
Ông Powell cũng nhấn mạnh rằng, Fed “phải duy trì việc tăng lãi suất cho đến khi hoàn thành công việc” về lạm phát. Ông cũng thừa nhận rằng việc giải quyết lạm phát có thể sẽ có các chi phí kinh tế, bao gồm cả “thời kỳ tăng trưởng dưới xu hướng được duy trì”.
“Mặc dù lãi suất cao hơn, tăng trưởng chậm hơn và điều kiện thị trường lao động bớt nóng hơn sẽ làm giảm lạm phát, nhưng chúng cũng sẽ gây ra một số khó khăn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đây là những chi phí đáng tiếc của việc giảm lạm phát. Nhưng thất bại trong việc khôi phục sự ổn định giá cả sẽ đồng nghĩa với nỗi đau lớn hơn nhiều", ông Powell cho biết.
Trích dẫn sự hỗn loạn của những năm 1970 - trong đó, Fed đã phạm sai lầm khi nới lỏng chính sách sớm để thúc đẩy tăng trưởng trước khi lạm phát đã được điều tiết ở mức hợp lý - ông Powell cam kết sẽ tránh kết quả đó. Ông cũng nhắc lại rằng, lãi suất sẽ cần phải duy trì ở mức có thể kìm hãm tăng trưởng "trong một thời gian" và nhấn mạnh mức cao về dữ liệu kinh tế để biện minh cho việc chuyển sang lập trường ít diều hâu hơn.
Julian Richers, chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley cho biết, bài phát biểu của ông Powell đã giúp xóa tan quan điểm Fed có thể bị lung lay trong việc nới lỏng chính sách khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Những bình luận của Powell sau cuộc họp vào tháng 7 của Fed đã giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ.
Các quan chức Fed vẫn chưa quyết định liệu việc tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp có là cần thiết tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 9 hay sẽ giảm quy mô tăng lãi suất xuống một nửa hay không. Chỉ trong 4 tháng qua, lãi suất quỹ liên bang đã tăng từ mức gần bằng 0 lên phạm vi mục tiêu là 2,25% đến 2,5%.
Các nhà kinh tế tin rằng việc tăng lãi suất hơn nữa sẽ là cần thiết vào năm 2023 để dập tắt lạm phát, điều mà họ cảnh báo là có nguy cơ tồn tại lâu hơn dự đoán.
“Một ẩn số lớn là nền kinh tế thực sự sẽ chậm lại bao nhiêu trong thời gian tới và Fed thừa nhận điều đó ở thời điểm nào”, chiến lược gia Brian Kennedy cho biết.
Theo tinnhanhchungkhoan
Bạn cảm thấy bài viết thế nào?
Bài viết liên quan
Admin
Journalist / FounderChúng tôi là người sáng lập ChienDaHongHot chúng tôi có chung một đam mê với Mạng xã hội, đam mê Code và yêu thích Máy tính...